Những loại hạt, quả khô không thể thiếu được trong ngày tết. Bạn hoàn toàn có lý do để chuẩn bị một đĩa hạt dưa, hạt hướng dương, hạt bí, hay một vài loại quả khô để đãi khách bởi không chỉ để ăn cho vui mà những loại thực phẩm trên đều có giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Phụ lục
Hạt dưa
Hạt dưa sạch, đảm bảo vệ sinh chứa nhiều chất dinh dưỡng như protid, glucid, lipid, vitamin B1, B2, E, PP, canxi, sắt, kẽm, phot pho, selen… Trong đó, protid của hạt dưa là chất đạm không thể thiếu cho thần kinh, cơ bắp, huyết dịch, nội tạng, xương khớp. Chất glucid trong hạt dưa là thành phần chính cấu tạo tế bào và thần kinh.
Hạt dưa giúp tăng cường trí nhớ, nâng cao chức năng não-thần kinh, nhanh chóng phục hồi sức hoạt động của tế bào não. Chất béo trong hạt dưa, phần nhiều là acid béo không bão hòa, sẽ giúp ích trong việc phòng ngừa xơ cứng động mạch, bệnh mạch vành, chứng cao mỡ máu…
Ăn hạt dưa thường xuyên giúp tăng cường trí nhớ và chức năng não – thần kinh, phục hồi nhanh sức hoạt động của tế bào não.
Hạt bí
Giàu kẽm, ngừa loãng xương, cải thiện chức năng bàng quang, kháng viêm, ngừa sỏi thận, điều trị các bệnh nhiễm ký sinh trùng, bảo vệ tuyến tiền liệt và làm giảm đi những khó khăn trong tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt. Do chứa L-tryptophan, hạt bí còn giúp chống trầm cảm hiệu quả. Ngoài ra, hạt bí xòn là nguồn cung cấp ma-giê dồi dào, nửa cốc hạt bí chứa tới 92% lượng ma-giê hằng ngày. Phytosterol trong hạt bí giúp giảm nồng độ cholesterol có hại trong cơ thể.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương có giá trị dinh dưỡng khá cao, chứa dầu béo, protein, caroten, canxi, sắt, phospho và nhiều loại vitamin. Một nắm hạt hướng dương mỗi ngày sẽ giúp tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa lão hóa, giúp bạn kéo dài sức khỏe và tuổi thanh xuân. Không chỉ chứa nhiều vi chất giúp chống lão hóa, loại hạt được dùng nhiều trong những ngày Tết này còn có tác dụng trị giun kim, suy nhược thần kinh, mất ngủ, đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh tế bào.
Hạt hướng dương góp phần phòng ngừa các bệnh mỡ trong máu cao nhờ tác dụng làm giảm cholesterol. Trên động vật thí nghiệm, nó giúp tăng cường miễn dịch để chống trực khuẩn lao. Hạt hướng dương có thể sử dụng để trị một số bệnh như giun kim (ăn hạt sống), kiết lỵ ra máu, đau đầu do suy nhược.
Hạt điều
Điều không chỉ tượng trưng cho may mắn mà còn rất tốt cho sức khỏe của bạn. Hạt điều dồi dào vitamin B1, B2, B3, canxi, protein, photpho, không có cholesterol, giúp răng chắc khỏe, giàu năng lượng. Chất béo monounsaturated trong hạt điều tốt cho tim mạch, bởi chất béo này làm giảm nồng độ triglycerid là chất tiềm ẩn nguy cơ bệnh tim. Hạt điều cũng giàu chất chống oxy hoá có thể trợ giúp trong việc xoá bỏ các gốc tự do có thể gây ra một số bệnh ung thư. Magiê và canxi trong hạt điều có tác dụng hỗ trợ cơ bắp khỏe mạnh và xương trong cơ thể. Nó cũng giúp cho những phụ nữ đã mãn kinh có được giấc ngủ ngon. Hạt điều giàu chất xơ, tốt cho giảm cân. Giúp các mạch máu, xương, khớp linh hoạt hơn và đặc biệt là giúp sản xuất sắc tố melanin tốt cho da và tóc.
Hạt dẻ
Hạt dẻ chứa hàm lượng chất xơ rất lớn trong hạt dẻ tốt cho tiêu hóa. Hạt dẻ có thể giúp phòng chống các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn giảm stress nhờ đặc tính rất giàu magiê (80mg/10g). Không những thế, theo Đông y, hạt dẻ có vị ngọt tính ấm; vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Nó có tác dụng bổ thận ích tinh, mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn, lưng gối mềm yếu do thận hư… Ngoài tác dụng bổ dương, cải thiện chức năng sinh dục ở nam giới, hạt dẻ là thức ăn có lợi cho bệnh nhân tim mạch, tiểu đường. Hạt dẻ không chỉ mang lại sự tỉnh táo, sung sức cho nam giới mà còn tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp và tim.
Hạt đậu phộng
Ngày Tết, bạn cũng chuẩn bị những bát đậu phộng (lạc) rang thơm, bùi để đãi khách, đằng sau đó là những giá trị dinh dưỡng và sức khỏe mà bạn chưa biết về loại hạt này.
Ở Trung Quốc người ta gọi là quả trường sinh (sống đời). Dinh dưỡng học gọi là – thịt thực vật.
Nhân lạc có các chất protein, chất dầu béo, amino acid: lecithin, purin, alkaloid, calcium, phosphore, sắt. Chất lysin trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão suy sớm và giúp phát triển trí tuệ của trẻ em. Axit glutamic và aspartic thúc đẩy sự phát triển tế bào não và tăng cường trí nhớ, ngoài ra chất catechin trong lạc cũng có tác dụng chống lão suy. Vitamin E, cephalin và lecithin có trong dầu lạc có thể phân giải cholesterol trong gan thành bile acid và tăng cường sự bài tiết chúng, giúp làm giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển; ngăn ngừa sự lão hóa của da, làm đẹp và khỏe da. Màng bọc ngoài của nhân lạc có tác dụng chống sự hòa tan của fibrin, thúc đẩy công năng tạo tiểu cầu của tủy xương, rút ngắn thời gian chảy máu, do đó có tác dụng cầm máu tốt. Vỏ lụa (hóa sinh y) của nhân lạc chữa xuất huyết như xuất huyết do thiếu tiểu cầu ở bệnh sốt xuất huyết, xuất huyết nguyên phát hay thứ phát.
Nho khô
Nho khô là không thể thiếu khi nói đến hoa quả khô. Những sắc nho vàng, xanh, tím được tất cả mọi người yêu thích, đặc biệt là trẻ em.
Nho khô được phơi nắng hoặc sấy khô từ những trái nho tươi mọng chín. Giá trị dinh dưỡng của họ nho khô ở chỗ hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón, tốt với chứng thiếu máu, yếu xương, tốt cho mắt, axit Oleanolic trong nho khô còn giúp bảo vệ men răng. Nho khô kích thích ham muốn trong chuyện phòng the bởi axit amin được Arginine, giúp điều trị các vấn đề trong cương dương. Ngoài ra, Catechin, một chống oxy hóa có trong nho khô còn rất hiệu quả trong phòng chống khối u và ung thư đại tràng, đảm bảo sức khỏe tim mạch…
Đại táo
Đại táo còn gọi là Táo tàu, Táo đen, Táo đỏ ( Fructus Zizyphi) là quả chín phơi hay sấy khô của cây Táo tàu ( Zizyphú sativa Mill), Giàu Vitamin A, B2, , C, canxi, phot pho, sắt…
Đại táo có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng huyết an thần, hòa hoãn dược tính. Chủ trị chứng trung khí bất túc, các chứng huyết hư tạng táo. Chất nhầy trong quả có tính chất làm dịu cổ họng và nước sắc táo tàu thường được dùng trong việc điều trị chứng đau họng. Bên cạnh đó táo còn giúp dưỡng huyết, bổ can, nhuận tim, phổi, bổ huyết, an thần, điều hòa các loại thuốc, giải độc dược, bổ trung, ích khí, cường lực, trừ phiền muộn…
Ô mai
Ô mai chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, khó thở, phù thũng, hư nhiệt, phiền khát, tiêu chảy lâu ngày, lỵ ra máu, chân tay lạnh do giun gây nên. Còn dùng chữa giun (phối hợp với các vị thuốc khác), đặc biệt trong trường hợp giun chui ống mật. Ô mai chứa axit làm cho giun chui khỏi ống mật trở về ruột và bị tống ra. Ô mai còn dùng chữa chai chân, làm rụng trĩ, tiểu ra máu, băng huyết, bụng đau do giun, nôn mửa, giun móc, da viêm, miệng khô.
Khuyến cáo:
Đối với những loại hạt và quả khô cũng chỉ để được ở môi trường không khí bên ngoài được khoảng 10 ngày, nên chúng tôi khuyến cáo nếu bạn muốn bảo quản các loại hạt và quả được lâu hơn thì nên sử dụng máy hút chân không để tránh vi khuẩn xâm nhập làm mốc hoặc hỏng đồ ăn của bạn.
Tường Vi ( Theo: Tap Chi Mon Ngon)
1 phản hồi
Và ngày tết mới được ăn :v