Bánh đúc vốn dễ tính, ăn nóng cũng ngon mà ăn nguội cũng không vấn đề gì. Chỉ có điều, cách thức làm bánh mỗi nơi mỗi khác. Bánh đúc Hà Nội thì có vẻ hơi cầu kỳ, nhiều tiểu tiết |
Hà Nội những ngày se se lạnh mà được thưởng thức một bát bánh đúc thịt nóng ở phố Lê Ngọc Hân thì khỏi phải bàn, cứ gọi là khoái khẩu. Ở ngõ Xã Đàn 2 hay chợ Đồng Xuân cũng có hàng bánh đúc ngon đáo để, khách gửi xe một góc rồi ngồi xổm trong chợ mà bốc bánh cũng thú lắm. Bánh đúc có thịt băm, mộc nhĩ nhưng cũng có người chỉ thích loại bánh đúc lạc chấm tương dân dã. Mỗi loại một cách làm và đem lại hương vị riêng, rất lạ. Bánh đúc có thịt băm, mộc nhĩ nhưng cũng có người chỉ thích loại bánh đúc lạc chấm tương dân dã.
Ngõ nhỏ, phố nhỏ…quán tôi ở đó Phố Lê Ngọc Hân – một con phố khá nổi tiếng ở Hà Nội bởi có hàng bánh đúc thịt vừa ngon, vừa rẻ. Quán nằm trong ngõ, không chỉ có bánh đúc rất ngon mà còn có bún ốc, phở xào… ngon không kém. Giá rất rẻ khoảng 7-10 nghìn/1 bát bánh đúc. Ngày trước, giá chỉ có 5.000đồng/bát thôi. Cứ chiều sớm là đông khách rồi. Quán chỉ có mấy cái ghế nhỏ. Không có ghế thì bưng bát đứng hay ngồi xổm mà ăn. Thời còn đi học, chúng tôi vẫn truyền nhau câu này: “Ăn đến môi trôi đến họng”, ý nói bánh đúc ở đây vừa trắng, vừa mịn, vừa mềm lại mát nữa. Hoặc giả trong dân gian có câu truyền: “Ai đời bánh đúc có xương…” là cũng bởi lý do này, ăn vào là cứ trơn tuột. Bánh đúc ở đây có thịt băm nhỏ trộn mộc nhĩ, hành… nêm rất vừa, nóng sốt, cộng với mùi thơm của hành phi thì ngon phải biết. Khách quen của quán còn đòi bằng được ăn cháy bánh đúc cuối nồi. Hôm nào đến muộn là hết sạch, cứ tiếc ngẩn ngơ. Có lần tôi đánh bạo hỏi bí quyết làm bánh của bà chủ. Cứ tưởng sẽ bị bà “quạt cho một trận” vì dám động đến nghề gia truyền nhà bà, ấy vậy mà bà vui vẻ kể cho hết. Từ cách xay gạo, ngâm gạo đến nêm gia vị sao cho vừa. Về nhà, mấy đứa hí hửng làm theo. Cũng công thức chế biến ấy, cũng phi hành thơm như ai, nhưng bánh nhão nhoét, đắng ngắt. Hà Nội còn nhiều nơi bán bánh đúc thịt, bánh đúc lạc khá nổi tiếng như ở ngõ Xã Đàn 2 hay chợ Đồng Xuân cũng có một hàng ngon đáo để. Xa hơn một chút thì tìm trong các chợ ngoại thành như chợ Thanh Trì, chợ xã Đại Mỗ, Đôn Anh… Thi thoảng vào các nhà hàng sang trọng, tôi cũng thấy thực đơn ghi có bánh đúc, cái món bánh dân dã này mà ngồi ăn trong phòng điều hòa thì không đúng kiểu nên tôi không gọi. Lửa riu riu… Ở chợ xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm có một hàng bánh đúc lạc rất ngon, chỉ bán một lúc buổi sáng là hết sạch. Bánh được đúc theo hình chiếc đĩa trong tròn, dẹt dẹt. Mỗi lần có khách, chị chủ hàng lấy bánh cắt ra từng miếng nhỏ, trắng phau ăn rất vừa miệng. Bánh của chị ăn rền, chắc, không nồng. Có hôm tôi xin chị mấy sợi dừa nạo rắc lên bánh ăn thơm, ngậy lại mát. Bí quyết để làm được bánh đúc ăn rền mà chắc cũng không cầu kỳ lắm. Gạo ngon ngâm kỹ từ hôm trước, nước vôi phải trong. Chị hay lấy thứ nước vôi được ngâm từ năm trước. Khâu pha nước vôi là quan trọng nhất trong cả công đoạn làm bánh, chỉ xuê xoa một chút là cả nồi bánh đúc coi như bỏ. Khi đun phải quấy bánh thật đều tay nếu không sẽ bị vón cục ngay. Lửa chỉ để liu riu thì bánh mới chín đều và không bị khê, lúc đánh lên thả xuống bánh phải chảy như tơ mới được. Rồi tới lúc gần được thì phải khoanh lửa lại, om tro một lúc rồi đổ dừa vào. Khi bánh gần đổ ra khuôn thì đánh lạc đã rang chín. Khuôn đổ bánh đúc có thể là mâm nhôm hay mẹt sâu, nhưng bánh để bán thì thường là khuôn nhỏ hình chiếc đĩa hoặc cái bát tô. Nhiều người thích ăn bánh đúc với nước tương, cũng có người bẻ bánh ra rồi chấm tương cũng thú. Nhiều người thích ăn bánh đúc với nước tương, cũng có người bẻ bánh ra rồi chấm tương cũng thú. Thỉnh thoảng có khách ghé chơi nhà, nhiều người vẫn hay chạy ra chợ sớm mua mấy khoanh bánh đúc lạc, không quên lấy một bát tương con con điểm thêm vài lát ớt cho thêm vị. Người Hà Nội coi bánh đúc như một thứ ăn chơi bời, thơm thảo, nhưng cũng không kém phần khó tính. Vì thế dù là món ăn đơn giản nhưng lắm lúc cũng phải cầu kỳ một chút cho ra bài ra bản… Ở khắp ba miền, hầu như vùng nào cũng có bánh đúc nhưng tên gọi và cách chế biến đôi khi có khác. Bằng chứng là có nhiều loại bánh đúc với nhiều tên gọi khác nhau như: Bánh đúc lạc, bánh đúc bột năng, bánh đúc mặn, bánh đúc ngô, bánh đúc nộm, bánh đúc mỡ hành, bánh đúc nước cốt dừa, bánh đúc hến, bánh đúc riêu cua… Loại bánh đúc phổ biến ở Hà Nội là bánh đúc lạc. Bánh đúc vốn dễ tính, có thể ăn nóng hay nguội tùy thích nhưng ăn nóng vẫn ngon hơn, nhất là trong tiết trời đang bắt đầu se lạnh. Theo Monngonvietnam |
Previous ArticleĂn mì vịt tiềm ở Sài Gòn ngon ngây ngất chuẩn vị người Hoa
Next Article Ngô nướng Hà thành