Phụ lục
1. Những thức ăn tốt cho thai phụ
Thành phần chủ yếu trong bữa ăn gồm:
- Protein chiếm khoảng 10%. Protein là những chất có nhiều trong thịt, cá, trứng, và các thức ăn có nguồn gốc từ sữa.
- Chất béo chiếm khoảng 35%, chủ yếu tập trung trong bơ, dầu, gạo, ngũ cốc và một số thực phẩm khác.
- Carbohydrates chiếm khoảng 55%, có nhiều trong bánh mì, mì ống, gạo, và những sản phẩm từ gạo
2. Vitamin và một số loại khoáng chất cần thiết khác
2.1 Axit folic
Mang thai 3 tháng đầu tiên, thai phụ cần bổ sung nhiều axit folic. Đây là một loại vitamin thuộc nhóm B, có tính chất tương tự vitamin B9. Nó là một chất quan trọng trong thời kì mang thai, giúp cấu tạo nên hệ thần kinh của thai nhi.
Axit folic giúp giảm nguy cơ thai dị biến như: khuyết tật xương sống bẩm sinh và một số dị tật bẩm sinh khác như: nứt vòm miệng hay dị tật sứt môi.
Axit folic có nhiều trong trái cây, rau xanh, nước cam ép, đậu Hà Lan và gạo. Mỗi ngày, phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 400 microgam axit folic cho thời điểm 2 tháng trước khi thụ thai và 3 tháng đầu của thời kì mang thai.
2.2 Iron
Trong suốt thời kì mang thai, cơ thể thai phụ cần nhiều Iron hơn thường lệ nhằm cung cấp một lượng máu cần thiết để đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho bào thai. Cơ thể sẽ hấp thụ Iron dễ dàng hơn khi được kết hợp với vitamin C hoặc 1 trong 2 chất bổ sung như trái cây hoặc nước ép trái cây. Trong thời kì này, thai phụ nên tránh dùng trà và café. Vì đây là hai chất có thể gây trở ngại cho việc hấp thụ iron vào cơ thể.
2.3 Sắt và canxi
Sắt và canxi là hai chất quan trọng cho sự phát triển của phôi thai. Sắt rất cần thiết cho sự vận chuyển oxy trong hồng cầu của thai phụ và sự phát triển não bộ của em bé. Do đó, thai phụ cần chú ý bổ sung một lượng sắt và caxi cần thiết để đảm bảo sự phát triển tốt cho phôi thai.
1 phản hồi
Rat hay. Cam on da chia se