Được nhìn thấy bé yêu khôn lớn và phát triển từng ngày là niềm hạnh phúc của các bậc làm cha làm mẹ. Tuy nhiên, để giúp bé có thể phát triển một cách toàn diện, bạn cần phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho bé yêu ngay từ những tháng đầu đời.
Để cung cấp đủ chất và giúp bé phát triển bình thường, ngoài việc cho bé uống sữa, các bà mẹ còn cần phải chú ý cho bé ăn dặm. Thời điểm bắt đầu ăn dặm phụ thuộc vào tốc độ tăng cân của bé. Nếu bé 4 tháng tuổi tăng khoảng 200 g mỗi tuần thì có thể lùi thời điểm ăn dặm đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Tuy nhiên, nếu bé không đạt mức tăng này thì bạn cần phải tập cho bé ăn dặm ngay vì sữa mẹ lúc này đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng
Phụ lục
1. Ba giai đoạn cho bé ăn dặm:
1.1 Giai đoạn ăn bột:
1.2 Giai đoạn ăn cháo:
1.3 Giai đoạn ăn cơm:
Bữa ăn của trẻ lúc này cần phải đảm bảo bao gôm đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng chính.
Tinh bột: gạo, khoai, nui, bánh mì…
Chất đạm: cá, thịt, trứng, tôm, cua, đậu hũ…
Vitamin: có trong rau, trái cây:
Dầu thực vật: tốt nhất nên dùng dầu mè, dầu ô-liu, dầu hướng dương (trộn vào chén bột, cháo)

Khi cho bé ăn dặm, bạn cần phải chú ý một số điểm nên và không nên như sau:
2. 4 điều nên làm:
- Chọn thực phẩm tươi ở các cửa hàng thực phẩm sạch. Mua ngày nào dùng hết ngày đó.
- Dùng trái cây và rau ngay sau khi mua về.
- Hấp rau củ hoặc nấu chín với ít nước (giúp giữ được các vitamin trong quá trình đun nấu).
- Nấu chín kỹ thức ăn: thịt, cá, trứng…
3. 5 điều không nên làm:
- Cho bé ăn thức ăn thừa.
- Đun nấu quá lâu rau, củ (vì vitamin sẽ bị phân hủy).
- Khi chế biến thức ăn với khối lượng lớn, đừng để nguội thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh (vì vi khuẩn có cơ hội sinh sôi). Nên đặt thức ăn nóng vào đĩa lạnh, đậy lại và cho vào tủ lạnh.
- Dùng nhiều muối, đường và chất béo bão hoà (mỡ động vật, bơ).
- Khi mới tập ăn, không nên cho bé ăn phô-mai mềm, lòng đỏ trứng, đậu phộng tán nhuyễn sẽ làm bé dễ bị sặc.
Bữa ăn dặm rất quan trọng đối với bé, chính vì vậy mà các bà mẹ nên đặc biệt chú ý để giúp bé phát triển đầy đủ về thể chất.